Bạn có biết, theo thống kê từ W3Techs, WordPress (một trình quản lý nội dung CMS mã nguồn mở) hiện chiếm hơn 43% số lượng website toàn cầu? Rõ ràng, phần mềm mã nguồn mở (open source software – OSS) đã góp phần không nhỏ trong việc cắt giảm chi phí vận hành, sử dụng phần mềm và phát triển phần mềm linh hoạt hơn. Vậy phần mềm mã nguồn mở là gì? Có đặc điểm ra sao và dùng phần mềm nguồn mở liệu có rủi ro không? Cùng QT Software tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!

Phần mềm mã nguồn mở là gì?
Hiểu đơn giản phần mềm nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công khai cùng với giấy phép nguồn mở, cho phép bất kỳ ai cũng có thể xem, sử dụng, sửa đổi phát triển mới và phân phối phần mềm dựa trên mã nguồn đó.
Phần mềm nguồn mở được hình thành và phát triển như nào?
Sự ra đời của phần mềm mã nguồn mở có thể truy về phong trào chia sẻ code phổ biến ở các trường đại học và tổ chức nghiên cứu vào thập niên 1970–1980. Ban đầu, việc trao đổi mã nguồn và cùng nhau cải tiến diễn ra khá tự nhiên trong cộng đồng học thuật. Đến năm 1983, Richard Stallman khởi xướng dự án GNU (GNU Project) với mục tiêu xây dựng một hệ điều hành tự do hoàn toàn, mở đường cho hàng loạt công cụ và phần mềm miễn phí ra đời.
Bước ngoặt lớn xảy ra khi Linus Torvalds công bố nhân (kernel) Linux vào năm 1991, cung cấp mã nguồn cho cộng đồng toàn thế giới. Đây được xem là viên gạch quan trọng, kết nối những người ủng hộ “phần mềm tự do” (Free Software) với ý tưởng “mở” và chia sẻ. Thuật ngữ “open source” chính thức được sử dụng từ năm 1998, đánh dấu thời điểm các giấy phép như GPL, LGPL, BSD License hay Apache License ra đời và trở nên phổ biến.
Từ đó, mô hình phát triển này liên tục mở rộng, sinh ra những dự án nổi bật như Apache Web Server, MySQL, PHP, Mozilla Firefox, và đặc biệt là WordPress. Đến ngày nay, phần mềm mã nguồn mở đã được sử dụng trong nhiều hệ thống máy tính, thiết bị di động và vô số ứng dụng web. Ví dụ một số các tên về phần mềm mã nguồn ở nổi tiếng tại Việt Nam như: Bộ gõ tiếng việt Unikey, hệ điều hành Linux, bộ ứng dụng văn phòng LibreOffice, VLC,…

Đặc điểm của phần mềm nguồn mở là gì?
Khác với các phần mềm nguồn đóng, open source software được xây dựng trên ý tưởng cốt lõi là “chia sẻ”, “tự do” và “cộng đồng”, do đó nó sẽ có các đặc điểm sau:
Công khai mã nguồn
Toàn bộ mã nguồn của phần mềm mã nguồn mở được công khai, ai cũng có thể xem, phân tích và chỉnh sửa. Người dùng lẫn nhà phát triển có thể tự kiểm tra độ tin cậy, tìm lỗ hổng bảo mật, đóng góp cải tiến. Từ đó, họ xây dựng được môi trường phát triển rộng mở, đa dạng ý tưởng phần mềm.
Nhưng sự công khai mã nguồn này cũng có thể bị tin tặc lợi dụng, khai thác cho các mục đích tấn công máy tính, tấn công mạng.
Tự do sử dụng, sửa đổi, và phân phối
Người dùng có quyền tự do sử dụng phần mềm cho bất kỳ mục đích nào, không bị giới hạn. Có quyền sửa đổi mã nguồn để phù hợp với nhu cầu cụ thể, có thể phân phối lại bản gốc hoặc bản đã sửa đổi của phần mềm. Tuy nhiên sẽ cần tuân theo giấy phép nguồn mở (Open Source License) được phát hành kèm theo.
Bạn có thể tìm hiểu về giấy phép nguồn mở tại bài viết Các loại giấy phép phần mềm mã nguồn mở phổ biến hiện nay
Phát triển dựa vào cộng đồng
Phần mềm nguồn mở thường phát triển thông qua cộng đồng lập trình viên lớn trên khắp thế giới. Họ đóng góp code, tài liệu hướng dẫn, tham gia giải đáp vấn đề cho người dùng khác. Cộng đồng người dùng và nhà phát triển thường hỗ trợ lẫn nhau thông qua diễn đàn, mailing list, và các kênh khác. Như vậy mọi vấn đề phát sinh với phần mềm đều có thể được hỗ trợ tư vấn và xử lý bởi cộng đồng.

Phần mềm mã nguồn mở có ưu điểm và hạn chế nào?
Với các đặc điểm đã đề cập bên trên, phần mềm nguồn mở đem lại rất nhiều lợi ích đáng kể cho người dùng cá nhân, và các tổ chức, doanh nghiệp, tiêu biểu như
- Tiết kiệm được tiền mua bản quyền phần mềm. Việc nâng cấp, bảo trì phần mềm thường miễn phí, nhanh chóng, miễn là cộng đồng hỗ trợ vẫn hoạt động tích cực.
- Các lỗi, lỗ hổng bảo mật trên phần mềm thường được khắc phục trong thời gian ngắn vì có nhiều lập trình viên đóng góp.
- Dễ dàng tìm tài liệu hướng dẫn, tài liệu sử dụng trên các diễn đàn công nghệ lớn như GitHub, Stack Overflow, VOZ,…
- Có thể chỉnh sửa phần mềm, thay đổi, phát triển các tính năng phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng phần mềm.
Tuy nhiên vì đặc điểm “chia sẻ mã nguồn công khai” nên phần mềm nguồn mở cũng gặp phải những hạn chế, nhược điểm như:
- Dễ bị tin tặc khai thác, vì ai cũng có thể truy cập xem mã nguồn, nên nếu phát hiện lỗ hổng, tin tặc có thể sử dụng nó để tấn công, lấy cắp thông tin trên thiết bị của người dùng
- Cấu trúc phần mềm và hiệu năng có thể không được tối ưu vì nhiều người chỉnh sửa, phát hành, nhưng có thể mỗi người lại dùng hệ thống thuật toán, module khác nhau, không theo quy tắc, điều này có thể khiến phần mềm giảm hiệu quả hoạt động.
- Dự án phần mềm mã nguồn mở có thể bị đóng, không được hỗ nâng cấp nữa, dẫn đến phát sinh các lỗ hổng bảo mật và các vấn đề về tính tương thích thiết bị.
- Nhiều dự án open source software dựa vào cộng đồng người dùng và các nhà phát triển tình nguyện để hỗ trợ, nên nếu gặp sự cố khẩn cấp, bạn sẽ khó tìm được người hỗ trợ ngay lập tức.

So sánh phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng
Tiêu Chí | Phần mềm nguồn mở | Phần mềm nguồn đóng |
Mã nguồn | Mã nguồn có sẵn, công khai, cho phép người dùng xem, sửa đổi, phân phối cải tiến phần mềm. | Mã nguồn không được phép truy cập, sửa đổi. Chỉ có nhà phát triển mới có quyền truy cập và thay đổi mã nguồn. |
Chi phí | Phần lớn OSS được cung cấp miễn phí. Tuy nhiên, cũng có các phiên bản thương mại hoặc dịch vụ hỗ trợ đi kèm với chi phí. | Thường người dùng phải trả tiền để mua bản quyền sử dụng phần mềm. |
Giấy phép | Sử dụng các giấy phép nguồn mở (ví dụ: GPL, MIT, Apache) cho phép người dùng tự do sử dụng, sửa đổi và phân phối | Sử dụng giấy phép thương mại với các điều khoản sử dụng giới hạn quyền của người dùng. |
Khả năng tùy chỉnh | Cao, người dùng có thể tùy chỉnh phần mềm để phù hợp với nhu cầu cụ thể của mình. Cộng đồng có thể đóng góp vào việc phát triển. | Thấp (hoặc không có), người dùng không thể thay đổi mã nguồn. Việc tùy chỉnh thường bị giới hạn trong các tùy chọn cấu hình có sẵn. |
Bảo mật | Mã nguồn mở giúp nhiều người có thể kiểm tra và phát hiện và sửa lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên, cũng có thể bị khai thác nếu lỗ hổng chưa được vá. | Bảo mật thường tốt hơn, ít bị khai thác hơn |
Phát triển | Được phát triển bởi cộng đồng các nhà phát triển trên toàn thế giới. | Được phát triển bởi một công ty hoặc một nhóm phát triển duy nhất. |
Cập nhật, nâng cấp | Cập nhật thường xuyên do cộng đồng đóng góp. Tần suất có thể thay đổi tùy thuộc vào dự án. | Nhà cung cấp thường phát hành các bản cập nhật và vá lỗi theo lịch trình định kỳ. |
Từ bảng so sánh trên, chúng ta thấy mã nguồn mở và nguồn đóng đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhưng với doanh nghiệp hướng đến tính bảo mật, cần cam kết hỗ trợ dài hạn, rõ ràng phần mềm nguồn đóng hoặc phần mềm “phát triển theo yêu cầu” do một đơn vị uy tín chịu trách nhiệm có lợi thế không nhỏ.
Tại sao doanh nghiệp cần cân nhắc khi dùng phần mềm nguồn mở
Rất nhiều đơn vị, nhất là các startup hoặc doanh nghiệp nhỏ đã và đang sử dụng phần mềm nguồn mở vì nó miễn phí hoặc rẻ hơn các phần mềm nguồn đóng. Song khi sử dụng vận hành thực tế, các doanh nghiệp này đang đứng trước hàng loạt rủi ro mà đôi khi không lường trước được.
Rủi ro về bảo mật thông tin: Phần mềm mã nguồn được công khai nên dễ bị tin tặc khai thác, doanh nghiệp có nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu. Khiến hệ thống vận hành phải ngừng hoạt động. Và do không có đơn vị phát triển chính nên việc hỗ trợ xử lý kỹ thuật có thể mất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và khách hàng, tổn thất doanh thu.
Rủi ro trong triển khai vận hành: Nhiều dự án mã nguồn mở sau một thời gian lại “chết yểu” hoặc không được cập nhật. Khi đó, việc nâng cấp phiên bản hệ điều hành, có thể phát sinh lỗi không tương thích. Hoặc đơn giản hơn các tài liệu hướng dẫn sử dụng chuyên không không đầy đủ, gây khó khăn trong việc sử dụng. Nhân sự thiếu am hiểu gây sai sót nghiêm trọng, kéo dài thời gian xử lý.
Rủi ro pháp lý: Một số giấy phép mã nguồn mở có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải công khai lại phần code đã chỉnh sửa. Điều này có thể ảnh hưởng đến bí mật thương mại hoặc ý tưởng kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không tuân thủ giấy phép mã nguồn mở có thể dẫn đến tranh chấp pháp lý.
Hiệu năng phần mềm chậm: Doanh nghiệp cần rất nhiều tính năng chuyên sâu, nhưng mã nguồn các phần mềm mở thường không được tối ưu hiệu năng cho một tác vụ cụ thể, do đó nó sẽ chiếm dụng tài nguyên thiết bị nhiều hơn, làm hệ thống bị giật lag, chạy chậm.
Thiếu sự hỗ trợ chuyên môn: Phần mềm nguồn mở phần đa được hỗ trợ bởi cộng đồng người dùng, nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cần cũng có có người hỗ trợ, và cũng không gì có thể cam kết được chất lượng hỗ trợ
Chính vì vậy, nhiều tổ chức lớn, tập đoàn đa quốc gia, hoặc công ty quy mô vừa và lớn tại Việt Nam không sử dụng phần mềm mã nguồn mở cho các hệ thống trọng yếu (ERP, CRM, quản lý giao dịch,..). Thay vào đó họ đã sử dụng các giải pháp viết phần mềm theo yêu cầu dành riêng để tăng tính ổn định vận hành và tính bảo mật cho doanh nghiệp mình.

QT Software – Đơn vị phát triển phần mềm theo yêu cầu uy tín cho Doanh nghiệp
QT Software (Công ty phát triển phần mềm Quang Trung) sở hữu đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn giải pháp và phát triển mọi loại hình phần mềm quản lý theo yêu cầu riêng. Từ các dự án lớn cho doanh nghiệp quốc tế, đến phần mềm quản trị nội bộ cho SMB doanh nghiệp vừa và nhỏ, QT Software luôn đặt tiêu chí bảo mật, ổn định và linh hoạt lên hàng đầu.
Ngoài ra, QT Software còn cung cấp các dịch vụ outsourcing phát triển theo yêu cầu, bảo trì, nâng cấp phần mềm đã có sẵn, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Với lợi thế của QT Software
- Mỗi dự án đều ký kết hợp đồng rõ ràng về thời gian, phạm vi công việc, chính sách bảo mật. Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ kịp thời, cam kết SLA theo thỏa thuận.
- Trước khi bắt tay phát triển, QT Software tiến hành khảo sát, phân tích mô hình kinh doanh, quy trình vận hành thực tế của đối tác. Đề xuất tính năng, giải pháp quản lý phù hợp, tránh lãng phí và bám sát yêu cầu đặc thù.
- Có kinh nghiệm triển khai các phần mềm quản lý, phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý kho vận, phần mềm quản lý xưởng in… cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Thường xuyên cập nhật công nghệ mới: từ .NET, Java, Python cho đến các framework hiện đại.
- Hỗ trợ, bảo hành lâu dài, không như mã nguồn mở, doanh nghiệp phải trông cậy vào “cộng đồng”, QT Software đảm bảo hỗ trợ xuyên suốt vòng đời sản phẩm. Dịch vụ bảo trì, nâng cấp định kỳ, đảm bảo phần mềm vận hành ổn định.

Để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm dịch vụ phát triển phần mềm theo yêu cầu, hãy gọi ngay đến Hotline 0938.203.609 QT Software luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp bạn đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình chuyển đổi số. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng sự phát triển bền vững của bạn!
Lời kết
Hy vọng với những kiến thức phần mềm được QT Software chia sẻ bên trên, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phần mềm mã nguồn mở là gì, cũng như các đặc điểm, những ưu điểm và hạn chế, rủi ro khi sử dụng phần mềm nguồn mở, đặc biệt là với doanh nghiệp. Nếu bạn đang cân nhắc một giải pháp phần mềm riêng, đừng ngần ngại liên hệ QT Software để nhận tư vấn chi tiết ngay nhé!